Cattour

Kinh nghiệm

Trung thu Nhật Bản có gì đặc biệt? Bạn sẽ bất ngờ với những điều này

05/09/2018

Cũng như một số nước phương Đông khác, Nhật Bản cũng đón Trung Thu theo theo lịch cổ truyền. Hãy cũng Cattour tìm hiểu Trung thu của nước Nhật có gì đặc biệt nhé.

Tìm hiểu thêm về du lịch Nhật Bản mùa thu tại: Du lịch Nhật Bản mùa lá đỏ - nơi ta tìm về yên bình


1. Nguồn gốc và ý nghĩa


Cũng giống như nhiều nước, việc đón tết Trung Thu của Nhật Bản cũng là do ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Nhiều khả năng cho rằng, Tết Trung thu du nhập vào Trung Quốc vào thời kỳ Helan khoảng từ thế kỉ VIII đến thế kỷ XII. Tuy nhiên nó mới chỉ thực sự nở rộ và trở thành một ngày hội toàn dân vào những năm đầu thế kỷ XVII (thời kì Edo hưng thịnh nhất của Nhật Bản)

 
Nhật Bản Trung Thu
Mâm cỗ giản dị của người Nhật dịp Trung Thu

Tết Trung Thu trong tiếng Nhật là Otsukimi, trong đó Tsukimi nghĩa là “ngắm trăng” Chữ “O” là tiền tố được thêm vào để tăng phần trang trọng cho tên gọi. Otsukimi là hội nhưng thực chất nó chỉ diễn ra trong quy mô gia đình, sau mỗi mùa vụ với ý nghĩa cầu cho mùa sau bội thu hơn. Đây cũng là dịp gia đình quây quần đoàn tụ sau một vụ mùa vất vả, cùng nhau ngắm đêm trăng đẹp nhất năm. Cũng giống như nhiều nước, trẻ em chính là nhân vật trung tâm của lễ hội, là một dịp để nâng cao tâm hồn trẻ nhỏ, định hình nhân cách, qua đó đã trở thành một phần không thể thiếu của đời sống tinh thần cũng như văn hóa của người Nhật


2. Truyền thuyết


Nếu như văn hóa Việt Nam có chú Cuội, Trung Quốc có Hằng Nga thì Nhật Bản cũng có cho mình một truyền thuyết gắn liền với cung trăng, đó chính là câu chuyện chú Thỏ dã bột làm bánh dày Mochi vào đêm Otsukimi. Người Nhật tin rằng trên cung trăng là nơi sinh sống của những chú Thỏ, vào đêm Otsukimi, chú ta lại giã bột để làm bánh Mochi.

 
Nhật Bản Trung Thu
Hình ảnh ngộ nghĩnh này trong bộ truyện tranh "7 viên ngọc rồng" lấy cảm hứng từ câu chuyện trên
Tìm hiểu thêm về du lịch Nhật Bản tháng 9


3. Đèn lồng cá chép


Với những ai đã tìm hiểu văn hóa Nhật qua truyện tranh, sách báo. ắt hẳn sẽ thấy quen thuộc với hình ảnh đèn lồng cá chép tung bay trong gió. Không chỉ vào năm mới, vào dịp Trung Thu đèn lồng cá chép cũng được dựng lên với mục địch cầu bình an, sức khỏe, trí thông mình, lòng dũng cảm… cho các bạn nhỏ. Đèn lồng cá chép tượng trưng cho tinh thần thượng võ của Samurai. Việc treo đèn lồng cá chép tượng trưng cho một phần tinh thần tự hào dân tộc đáng ngưỡng mộ của người dân Nhật Bản.

 
Nhật Bản Trung Thu
Những chiếc đèn lồng cá chép đủ màu sắc


4. Trang trí ngày lễ


Trong những ngày này việc trang trí nhà cửa là việc khá được người Nhật vốn sẵn tỉ mỉ và khó tính coi trọng. Cỏ lau là lựa chọn không thể thiếu. Theo quan niệm của người Nhật, cỏ lau chính là hiện thân của thần mặt trăng, mang lại sự sung túc, mùa màng bội thu cho các gia đình. Ngoài ra hình ảnh như một chiếc roi của cỏ lau nên khi treo trước nhà nó còn giúp xua đuổi các loại tà ma. Ngoài cỏ lau ra người Nhật còn lấy một số loài hoa dại gần gũi với con người để trang trí, tạo cho khung cảnh của đêm ngắm trăng giản dị mà thanh tao.

 
Nhật Bản Trung Thu
Cỏ lau và hoa dại là những loại cây ưa chuộng dịp Trung Thu


5. Trung thu được tổ chức đến tận…2 lần


Đây có lẽ là điểm khác biệt lớn nhất giữa Otsukimi với các ngày tết Trung thu còn lại. Ngày 15/8 Âm lịch sẽ là ngày lễ Trung Thu đầu tiên, ngày tiếp theo sau đó khoảng 1 tháng, vào ngày 13/9 Âm lịch, được gọi là ngày “Trăng Sau”. Người Nhật quan niệm những ai tham gia ngắm trăng vào ngày 15/8 nhưng lại không ngắm vào ngày 13/9 thì sẽ gặp xui xẻo, đại họa. Cho nên việc không ngắm trăng vào ngày “trăng sau” được coi là một việc vô cùng kiêng kị.

Tìm hiểu thêm về du lịch Nhật Bản mùa thu tại: Du lịch Nhật Bản mùa lá đỏ - nơi ta tìm về yên bình

6.    Nơi ngắm trăng


Gọi là lễ hội nhưng thực chất Otsukimi chỉ được tổ chức trong quy mô gia đình nên nơi ngắm trăng thường là tại nhà, trong hiên, ngoài sân, bất kì nơi nào thoáng đãng và thuận tiện nhất. Tuy nhiên đê chọn cho mình một chỗ ngắm trăng ưng ý, có lẽ phải chuẩn bị kha khá lâu vì mỗi năm chỉ có một lần, cần phải lựa chọn thật kĩ để không làm mất đi sự trọn vẹn và ý nghĩa của Otsukimi

 
Nhật Bản Trung Thu
Những bạn nhỏ là chủ nhân xoay quanh buổi phá cỗ
 

7.    Bánh trung thu truyền thống


Món ăn truyền thống của Trung Thu Nhật Bản là món bánh Dango, việc được xử dụng vào ngày lễ Otsukimi nên bánh được gọi là Tsumiki. Bánh Dango được làm từ bột gạo mochi. Bánh có hình tròn như mặt trăng, vào buổi tối Tsumiki người ta thường xếp một khay khoảng 12 chiếc Dango, một bình cọ và một ấm trà, cả nhà cùng quây quần và ngắm trăng. Tuy nhiên theo từng vùng từng phong tục và cả thị hiệu nữa thì bánh Dango giờ có rất nhiều biến thể, hình dạng, màu sắc, hương vị… Cũng như tục phá cỗ ở Việt Nam, ngoài bánh Dango ra thì còn rất nhiều các loại hoa quả bánh kẹo khác. Sau khi cúng xong, trẻ em và mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau phá cỗ, ngắm trăng.
 
Nhật Bản Trung Thu
Những chiếc bánh Dango tròn như mặt trăng vậy


8. Lễ hội khoai lang


Như đã nói, Trung Thu cũng là dịp để người dân Nhật Bản cầu một mùa vụ bội thu cho năm tiếp theo, lễ hội này gắn liền với những sản vật nông nghiệp của Nhật Bản. Tại Nhật Bản nhiều vùng khó khăn khi trồng những loại lương thực, chỉ có thể trồng được khoai lang. Do đó ở nhiều vùng quê họ gọi Otsukimi bằng một tên gọi khác là  Imomeigetsu tức là “Lễ hội khoai lang” gồm rất nhiều món ăn từ khoai lang.
 
Tham khảo thêm những tour du lịch Nhật Bản cực kì hấp dẫn của Cattour tại đây nhé

Xem thêm: Mùa Thu Lá Đỏ Trung Thu

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục