Cattour

Kinh nghiệm

Du lịch Nhật Bản Tết Nguyên Đán sẽ như thế nào? Người Nhật đón Tết Nguyên Đán ra sao?

06/10/2018

Như chúng ta đã biết, đã từ rất lâu rồi Nhật Bản đã chuyển sang đón tến hoàn toàn theo dương lịch, tức là đón năm mới giống như các quốc gia phương Tây. Hãy cùng tìm hiểu xem du lịch Nhật Bản dịp Tết Nguyên Đán có gì thú vị và hấp dẫn nhé.

I.    Vì sao người Nhật bỏ ăn Tết theo âm lịch


Người Nhật đổi ăn tết theo dương lịch bắt đầu từ năm 1873, tức là sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Lúc này Nhật Bản chịu rát nhiều tổn hại sau cuộc chiến, việc làm cần thiết là tái thiết đất nước một cách nhanh chóng.  Việc thay đổi lịch  sang lịch dương giống các nước phương Tây đã giúp Nhật Bản phát triển vượt bậc, nhanh chóng ngang bằng với các nước phương Tây văn minh hiện đại, đồng thời thoát được sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nên dân tộc mình – một dân tộc có tính tự tôn cao ngất.
 
Người dân Nhật đổ xuống đường đón năm mới


II.    Tết Nguyên Đán của người Nhật như nào?


Mặc dù ăn Tết theo lịch của phương Tây, nhưng người Nhật ăn Tết vẫn giữ được những nét truyền thống, kết hợp với văn hóa phương Tây được lồng ghép khéo léo mà không làm mất đi nét cổ truyền.

Để chuẩn bị một năm mới đến, cũng giống như Việt Nam, người Nhật dọn dẹp nhà cửa. Người Nhật trang trí nhà cửa bằng cặp đôi Kadomatsu và Shimekawa. Kadomatsu là một chậu cảnh gồm 3 ống tre được vát chéo với độ dài khác nhau được cắm cùng với vài nhành lá thông.  Còn Shimekawa là một sợ dây được bện bằng rơm, treo trước cửa nhà để xua đuổi tà ma
 
Một chậu Kadomatsu
 
Sợi dây Shimekawa

Nếu như Việt Nam có bánh chưng bánh tét ngày Tết thì Nhạt Bản cũng có một món bánh truyền thống cho dịp này, đó là loại bánh dày kagamimochi. Loại bánh mày có màu trắng tinh khiết, mang theo linh hồn của lúa gạo được dùng để tế thần linh.
 
Bánh dày Kagamimochi

Nhật Bản cũng có phong tục làm mâm cơm tất niên, đây là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy, đợi chờ khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng thời điểm giao thừa, tất cả các ngôi chùa trên nước Nhật đều đồng loạt đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ trong truyền thuyết.

Về những món ăn trong ngày Tết ở Nhật, không quá nhiều chất và đôi lúc hơi “quá tải” như Việt Nam, đồ ăn ngày Tết ở Nhật đa số là những món ăn ngọt và nhẹ, nguyên liệu chính thường là cà rốt, tảo biển, khoai sọ, hạt dẻ, trứng cá… và kèm theo đó là không thể thiếu món rượu Sake truyền thống mang đậm ý nghĩa mong muốn mọi điều tốt lành, mùa màng bội thu.
 
Những món ăn ngày Tết

Điểm giống nhau nhất trong văn hóa của cả Nhật Bản và Việt Nam đó chính là rất coi trọng 3 ngày đầu tiên của năm mới. Tại Nhật họ gọi 3 ngày này là “ba ngày chúc tụng”, cũng như cái tên và giống với văn hóa Việt Nam, trong 3 ngày này, người Nhật sẽ đến thăm gia đình, họ hàng, bạn bè, gửi đến họ những lời chúc tốt đẹp nhất nhân dịp năm mới. Và đặc biệt, đó chính là tục lì xì trẻ em như bao quốc gia châu Á khác.

Điểm khác lạ nhất trong phong tục chúc tụng của người Nhật đó là tục lệ gửi thiệp chúc mừng cho bạn bèm, người thân ở xa. Thậm chí có những người Nhật gửi đến vài trăm chiếc thiệp mỗi dịp Tết đến. Vào dịp này, những bưu điện ở Nhật Bản làm việc hết công suất, những chiếc thiệp thường được gửi trước đêm gia thừa trước khoảng 3 đến 4 ngày, đảm bảo đến tay người nhận sớm nhất đúng dịp năm mới.
 
Người Nhật cũng có thói quen đi chùa đầu năm

Về sinh hoạt ngày Tết, người Nhật cũng có thói quen đi vãn cảnh chùa, tổ chức những lễ hội dân gian. Những ngày này, mọi người đổ về những ngôi chùa ở Nhật rất đông. Chùa Nhật Bản mang đậm phong cách của Phật Giáo Trung Quốc kết hơp với thầng giáo Nhật Bản, điều đó lại đem cho chúng một phong cách riêng không giống bất kể nơi nào.  Đến với Nhật Bản những ngày này các bạn sẽ bắt gặp hình ảnh mọi người trong bộ trang phục Kimono truyền thống, đến các ngôi chùa cầu tài lộc, may mắn, sức khỏe cho bản thân và gia đình. Ở Nhật có khoảng 75.000 ngôi chùa lớn nhỏ, phục vụ hơn 80 triệu tín đồ Phật Giáo. Phật giáo là một nét văn hóa không thể thiếu của người Nhật. Ngoài ra, trên địa bàn nước Nhật cũng tổ chức những trò chơi dân gian, các trò chơi quen thuộc như thả diều, cầu lông hanetsuki, con quay…
 
Trò đánh cầu hanetsuki mà chúng ta thường thấy trong truyện tranh Nhật Bản


III.    Du lịch Nhật Bản dịp Tết Nguyên Đán


Với việc Nhật Bản chuyển sang ăn tết theo dương lịch, thì việc Tết Nguyên Đán của người nhật sẽ trùng với dịp nghỉ Tết Dương Lịch của Việt Nam, rất thích hợp cho một chuyến đi du lịch khám phá dài ngày.
Đến với Nhật Bản những ngày này, điều đầu tiên cảm thấy chính là không khí lễ hội ở mọi nơi. Người Nhật vốn nổi tiếng với tính kỉ luật của mình, điều đó vô tình tạo nên một cuộc sống áp lực. Dịp Tết này là một trong số ít những dịp mà họ có thể nghỉ xả hơi, trước khi quay lại cuộc sống thường lệ. Cho nên không để bỏ lỡ từng giây của dịp nghỉ lễ nên người Nhật luôn cố gắng tạo ra không khí vui tươi, náo nhiệt nhất có thể, quên đi muộn sầu trong cuộc sống.
 
Người Nhật đi lễ đầu năm

Hòa mình vào không khí lễ hội Nhật Bản dịp Tết Nguyên Đán, bạn có cơ hội trải nghiệm nền văn hóa độc đáo, sự giao thoa giữa văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây vô cùng đặc sắc, vừa quen thuộc, vừa mới lạ.
 

Xem thêm những tour du lịch Nhật Bản đang khuyến mãi tại đây nhé!
 
Xem thêm:

Huy Thông/nhatbantravel.com - Ảnh: internet


Xem thêm: Nhật Bản Mùa Xuân Tết Nguyên Đán

Quay về trang trước Lên đầu trang

Tin cùng chuyên mục